2 cách nấu lẩu vịt măng cay và hầm sả thơm ngon cho tiệc cuối tuần

Bạn đang xem bài viết 2 cách nấu lẩu vịt măng cay và hầm sả thơm ngon cho tiệc cuối tuần tại Mr. Lẩu bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

2 cách nấu lẩu vịt măng cay và hầm sả thơm ngon cho tiệc cuối tuần

2 cách nấu lẩu vịt măng cay và hầm sả thơm ngon cho tiệc cuối tuần

Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không tổ chức một buổi tiệc gia đình thật ngon với hai món lẩu vịt măng cay và vịt hầm sả hấp dẫn. Cùng vào bếp và nấu ngay món lẩu ngon này bạn nhé!

Các công thứcCác công thức khác
  • Lẩu vịt măng cay

  • Lẩu vịt hầm sả

Nguyên liệu làm Lẩu vịt măng cay
Cho 4 người


Vịt 1 con

Măng chua 500 gr

Sả 2 cây

Ớt tươi 1 quả

Đậu hũ non 1 miếng

Rau ăn kèm 100 gr(mỗi loại: rau muống/cải thảo/bắp chuối bào…)

Bột nghệ 1 muỗng cà phê

Ớt bột 1 muỗng cà phê

Tỏi 1/2 củ

Dừa 1 trái

Mùi tàu 1 cây(ngò gai)

Dầu ăn 2 muỗng canh

Rượu trắng 1 muỗng canh

Gừng 2 lát

Khoai môn 50 gr

Nước mắm 1/2 muỗng canh

Bún 100 gr

Hạt nêm 1 muỗng canh

Bột ngọt 1 muỗng cà phê

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn lẩu vịt măng cay và lẩu vịt hầm sả

Cách chế biến Lẩu vịt măng cay

  • Sơ chế vịt

    Bạn rửa sạch vịt, ngâm và chà rửa với 1 muỗng canh rượu trắng với 2 lát gừng rồi rửa qua 2 – 3 lần nước nữa và để ráo.

    Khi vịt ráo nước, bạn chặt phần đầu, cổ, cánh, đùi, chân vịt và để riêng. Đối với thân vịt, bạn chặt thành miếng vừa ăn và để qua 1 dĩa khác nhé.

    Mách bạn: Để thịt vịt không còn hôi, bạn có thể cho vào nồi nước hành tím nướng và gừng đập dập rồi trụng sơ vịt trước khi nấu lẩu
  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Sả rửa sạch, đập dập rồi băm nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn. Dừa bạn chặt lấy nước. Mùi tàu rửa sạch rồi băm nhuyễn. Ớt tươi đập dập.

    Măng chua rửa sạch, để ráo nước, sau đó vắt măng cho ráo để khi nấu măng vẫn giữ được độ giòn.

  • Nấu lẩu

    Bạn cho 2 muỗng canh dầu ăn lên chảo, khi dầu nóng, cho tỏi và ớt vào phi thơm. Khi tỏi vàng, cho bột nghệ và bột ớt vào và đảo đều. Tiếp theo, bạn cho măng vào xào sơ khoảng 1 phút trên lửa vừa.

    Măng đã thấm đều gia vị, bạn cho phần thịt vịt với đầu, cánh, cổ,… vào và đảo đều đến khi thịt vịt săn lại. Sau 3 phút xào, cho nước dừa, 1 lít nước lạnh vào chảo, nêm nếm với 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng canh nước mắm rồi đậy nắp và nấu 20 phút trên lửa nhỏ. Nêm nếm lại để món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình hơn nhé.

    Thịt vịt đã chín mềm, bạn cho mùi tàu vào, đảo đều thêm lần nữa và tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Để món lẩu giữ được độ nóng, bạn đặt lẩu lên bếp ở lửa nhỏ, thêm các đồ nhúng lẩu là phần thân vịt, rau muống, cải thảo, bắp chuối, đậu hũ, khoai môn,… xung quanh là có thể thưởng thức rồi.

    Phần lẩu cay nhẹ, măng tươi mát, thịt vịt lại thấm vị, dai dai, nước lẩu thì ngọt thanh, ăn kèm với bún và chấm với nước mắm ớt hay muối tiêu thì không thể tuyệt vời hơn nữa.

2. Lẩu vịt hầm sả

Lẩu vịt hầm sả

Nguyên liệu làm Lẩu vịt hầm sả
Cho 4 người


Vịt xiêm 1 con

Măng chua 300 gr

Rau om 3 nhánh

Sả 3 cây

Ngò gai 2 cây

Nấm rơm 100 gr

Húng quế 1 ít

Nước dừa 500 ml

Dầu ăn 2 muỗng canh

Sả băm 2 muỗng canh

Ớt hiểm băm 1 muỗng cà phê

Gừng băm 1 muỗng canh

Tỏi băm 2 muỗng canh

Gừng 4 lát

Giấm gạo 3 muỗng canh

Rượu trắng 1 muỗng canh

Nước mắm 2 muỗng canh

Gia vị thông dụng 1 ít(muối/bột ngọt/hạt nêm/đường)

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn lẩu vịt măng cay và lẩu vịt hầm sả

Cách chế biến Lẩu vịt hầm sả

  • Sơ chế vịt

    Để vịt không còn hôi và sạch, bạn dùng rượu trắng và vài lát gừng chà xát lên khắp thân vịt trong 10 phút. Sau đó, rửa vịt qua 2 – 3 lần nước nữa và để ráo.

    Khi vịt ráo nước, cắt vịt thành từng miếng vừa ăn.

  • Ướp thịt vịt

    Bạn cho vịt ra tô lớn cùng 2 muỗng canh sả băm, 1 muỗng cà phê ớt hiểm băm, 1 muỗng canh gừng băm, 1 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh giấm gạo rồi trộn đều hỗn hợp và ướp trong 15 phút.

  • Sơ chế nguyên liệu khác

    Sả rửa sạch, đập dâp và cắt khúc. Nấm rơm cắt gốc, rửa sạch, bạn có thể tỉa hình chữ thập trên chóp của nấm giúp nấm được bắt mắt hơn nhé.

    Rau om, ngò gai, húng quế rửa sạch, cắt với độ dài 2 lóng tay. Măng rửa sạch, để ráo và cắt thành miếng vừa ăn.

  • Nấu lẩu vịt

    Bạn cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng, cho sả, 1 muỗng canh tỏi băm và thịt vịt vào xào chung. Để thịt vịt được thấm gia vị, thơm ngon hơn, bạn nên xào vịt trước, thậm chí là xào kỹ trong 10 phút trên lửa vừa rồi mới cho nước dừa vào.

    Khi vịt đã mềm, bạn cho măng và nấm rơm vào và đảo đều trên lửa vừa 3 phút rồi cho nước dừa cùng 2 lít nước vào. Sau đó, nêm nếm nước dùng với 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm và nếm theo khẩu vị gia đình để món lẩu vừa ăn hơn.

    Cuối cùng, bạn cho húng quế, ngò gai, rau om vào đảo đều và tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Lẩu vịt hầm sả có thịt vịt mềm, không quá dai, măng giòn, nước lẩu chua ngọt thanh mát lại còn thơm lừng mùi sả. Bạn có thể dùng chung với bún sẽ khiến món lẩu thêm hấp dẫn hơn đó!

Cách chọn mua măng chua ngon

  • Bạn nên chọn măng chua có mùi thơm đặc trưng, không bị nổi váng, có màu sắc tươi sáng.
  • Bạn không nên chọn măng chua có mùi hôi, lớp vỏ bên ngoài có màu bất thường như quá trắng hoặc vàng nâu, bề mặt có đốm hoặc bị nát.
  • Để món lẩu được thơm ngon nhất, bạn có thể mua tại cửa hàng, chợ hoặc mua măng về và ngâm chua tại nhà đều được nhé!

Cách chọn mua vịt ngon

  • Bạn có thể nhìn vào lớp lông bên ngoài của vịt, chọn những con có lông mượt hay có đủ lông, không nên chọn những con lông xù vì có thể chúng đang trong giai đoạn thay lông hay không đảm bảo là vịt khoẻ.
  • Nên chọn vịt đủ tháng, có phần ức tròn sẽ nhiều thịt hơn, chọn những con có da cổ và da bụng dày.
  • Bạn có thể kéo thử 2 cánh vịt lại với nhau, nếu chúng vừa đủ đan chéo vào nhau thì nên mua.

Nếu mua vịt làm sẵn

  • Chọn những con vịt vừa mới được mổ, phần da bên ngoài có màu vàng không quá sậm màu, loang lỗ hay có nhiều vết bầm.
  • Ấn tay vào cảm nhận vịt chắc thịt, có đàn hồi, không nên chọn những con ấn vào khiến phần thịt bị biến dạng có thể do bị bơm nước.

Cách sơ chế thịt vịt sạch, không hôi

  • Nhổ sạch lông vịt để tránh vịt bị hôi.
  • Ngâm và chà xát vịt với muối, chanh hoặc giấm, gừng băm rồi để yên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch vài lần với nước.
  • Bạn cũng có thể chặt nhỏ vịt thành những miếng vừa ăn, sau đó chần sơ với nước sôi có gừng và hành tím nướng khoảng 5 phút để khử mùi hôi
Biên tập bởi Nguyễn Thanh Ngân • Cập nhật 09/05/2024

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 2 cách nấu lẩu vịt măng cay và hầm sả thơm ngon cho tiệc cuối tuần tại Mr. Lẩubạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.